Cũng có một số người là giáo sư, về xin tôi công thức bài thuốc. Tôi bảo tôi sẵn sàng ghi cho họ ngay, chi tiết từng bài chữa từng loại. Nhưng cứ cho tôi xin một cái văn bản, không đến lúc các vị ấy nghiên cứu thành công, tôi lại mất bản quyền” – Ông lang Lượng tâm sự.
“Báo chí quảng cáo cái cây này ghê quá”
Ông lang Lượng kể, bệnh nhân nặng nhất là bệnh nhân ung thư phổi chạy hạch lên cổ, chạy mọc u lên não, trong nhà bán hết không còn gì. Vào chữa hoàn toàn miễn phí cho đến khi khỏi hẳn. Từ bấy đến nay Tết nào cũng đến biếu gà qué, cười ha hả bảo vẫn chưa chết, lại còn mang cả quạt điện, xe đạp đến biếu.
“Tôi cho bệnh nhân này uống con giun đất (địa long) dài như con lươn, mổ bỏ ruột, tán thành bột. Đây là loại thuốc cực kỳ quý, cực tốt” – ông Lượng nói – “tế bào máu đã hoại tử, thì sẽ cho loại này. Loại này diệt virus siêu vi trùng rất nhanh.
Nhưng đây cũng không phải là vị chính trong bài thuốc chữa ung thư của tôi.
Một nguyên lý chữa ung thư của tôi là bỏ đói để chữa. Bỏ không cho ăn nhiều chất đạm. Chứ cho ăn nhiều vào khó chữa lắm”.
Bồ công anh, bạch hoa xà cũng là một trong những vị trong bài thuốc chữa ung thư của ông lang Lượng. Vẫn theo lương y này, với cây huyết dụ, sao chúng thành than thì mới cầm được máu. Sao vàng thì chỉ bổ máu.
Ông Lượng đưa cho chúng tôi một tờ giấy phô tô một bài báo, trong đó cũng đề cập đến vấn đề chữa ung thư vú bằng cây bạch hoa xà và nói: “Tuy tôi dùng bạch hoa xà như là một vị thuốc bổ trợ trong việc điều trị ung thư, nhưng tôi thấy báo chí với truyền hình quảng cáo cái loại cây này ghê quá.
Tôi dùng nó 20 năm, chưa dám gọi nó là thần dược. Người ta nói vống lên, rõ hay, nhưng không đúng. Nói thế này, rất dễ gây hoang mang cho người bệnh. Với tôi loại cây này chỉ được dùng bổ trợ trong việc điều trị ung thư”.
Còn chữa bệnh bằng cây thuốc thì phải hiểu rõ về cây thuốc dựa trên 4 nguyên tắc: Tinh vị (đắng ngọt hay chua chát), Tính năng (nóng hay lạnh), tác dụng chữa cái gì, và liều lượng (một ngày uống bao nhiêu gam?).
Giá rẻ, nghèo không lấy tiền
Tôi hỏi khó chữa nhất là loại ung thư nào? Ông Lượng bảo: Khó nhất là chữa ung thư gan, sau đó là đến dạ dày. Đây là hai loại khó chữa, mà chết nhanh.
Những loại ung thư khác thì dễ chữa hơn như ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư dạ con trực tràng, đại tràng. Những loại này phải điều trị ít nhất 3 tháng trở ra mới khỏi được.
Sau khi khỏi, nên uống thêm thuốc một thời gian nữa, vì trong tế bào máu vẫn còn tồn tại những tế bào cục như hạt ngô, hạt đỗ. Tế bào to hết nhưng có khi tế bào nhỏ vẫn còn lẩn khuất có khi vẫn tái phát.
“Miễn là đừng động dao kéo, đã động dao kéo, tỷ lệ thành công khi dùng thuốc của tôi rất thấp. Có những khối u khám ngoài thấy 8 – 10cm, không chữa được nữa, thì tôi từ chối thẳng. Chỉ cần khám bằng tay là biết kích thước khối u, không cần máy móc gì”, ông Lượng tự tin nói.
Nhưng bệnh nhân ung thư của ông lang Lượng thì đại đa số là đi viện rồi, mới quay về, mang cả phim về cho ông Lượng xem. Thuốc chữa cũng rất rẻ, chỉ có 400.000 – 500.000 đồng là xong. Chưa có ai đến 1 triệu.
Ông Lượng tâm sự: “Chữa khỏi bệnh ung thư mà tiền thuốc không bằng đi chụp một cái phim cắt lớp. Ai nghèo quá thì miễn cho luôn. Có lúc còn phải cho xe ôm mang thuốc cho bệnh nhân không lấy tiền. Vì sợ người ta bỏ thuốc, chết mất, cái này phải rất kiên trì”.
Chưa truyền nghề cho ai
Hàng xóm nhà ông Lượng bảo, Tết đến nhà ông ấy đông nhất, vợ chồng con cái người bệnh ở khắp nơi đổ về, gồng gánh gà qué về quang quác. Có người bệnh ở Thái Nguyên mang cả xe máy về biếu mà thấy ông ấy không dám nhận.
Tôi hỏi về chuyện này, ông lang Lượng bảo: Không dám nhận, vì sợ mang tiếng, thầy thuốc đâu được nhận quà to thế đâu.
Ông cũng cho biết: Trong tất cả các loại ung thư, ung thư vú, ung thư vòm họng là dễ chữa nhất. Thông thường, những bệnh nhân đã bị cắt một bên vú, một bên lại tiếp tục bị nặng hơn, cho uống khoảng 30 thang là khỏi, nếu chưa động dao kéo, chỉ uống khoảng 15 thang.
Theo ông Lượng, trên 1 cái u to, dưới chân và xung quanh toàn là tế bào máu to như hạt ngô. Không chữa được, nó vỡ ra, nó đùn lên như cái hoa lơ toàn là máu sần sùi. Có những trường hợp phải cho nằm tại nhà, chính tay ông Lượng thay băng.
“Thay băng không đúng cách sẽ phụt hết máu như cắt tiết gà ngay. Mà càng tiêm vào thì càng ra máu khoẻ. Nên phải biết cách”, con dâu ông Lượng bảo, ông không bao giờ cho người nhà thay băng cho người bệnh khi ông đi vắng…
Chúng tôi giở quyển sổ ghi danh những bệnh nhân đã đến chữa ung thư bằng thuốc đông y của ông lang Lượng. Trong sổ ghi rất chi tiết, địa chỉ, số nhà, số điện thoại, hiện trạng bệnh. Còn có hai chữ ghi bằng mực đỏ: Đã khỏi.
Lấy một số số điện thoại trong cuốn sổ đó, chúng tôi gọi cho bệnh nhân của ông lang Lượng, thì đều nhận được câu trả lời: Nhà cháu khỏi bệnh rồi ạ. Tôi không còn bị ung thư nữa…
“Con tôi đi làm nhà nước hết. Chúng nó biết uống rượu. Nhỡ mình truyền nghề cho con trai, mà chúng nó lấy nhiều tiền của người bệnh thì không được. Hiện giờ tôi vẫn chưa truyền bài thuốc chữa ung thư được cho ai”, ông Lượng nói.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét