Nhãn là một loại cây cho quả ăn rất ngon, được trồng ở nhiều nơi trên khắp đất nước và lá nhãn cũng là một loại thuốc quý. Tuy chưa có sách vở nào nghiên cứu về vấn đề này, nhưng qua kinh nghiệm dân gian cho thấy lá nhãn có tác dụng chữa một số căn bệnh về thận.
Ví dụ như viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn và đặc biệt là đối với người bị suy thận mạn. Viêm cầu thận mạn và nhất là suy thận là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị cuối cùng sẽ phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Tuy không chữa khỏi được suy thận nhưng lá nhãn có tác dụng làm chậm tiến trình suy thận và cải thiện chức năng thận cho bệnh nhân suy thận mạn nhất là bệnh nhân bị suy thận ở giai đoạn sớm và giúp bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn III tránh phải chạy thận thường xuyên.
Cách thức dùng lá nhãn như sau: lá nhãn tự rụng (không phải do hái), được thu gom, rửa sạch, phơi khô, đem thái nhỏ hoặc không cần thái, sao vàng, hạ thổ.
Công dụng:
1. Chữa viêm cầu thận cấp: lá nhãn (đã chế biến) sắc uống ngày 40 g. Dùng trong 10-15 ngày, rồi đi xét nghiệm lại nước tiểu.
2. Viêm cầu thận mạn: lá nhãn (đã chế biến) sắc uống ngày 40 g. Dùng trong 1 tháng. Đi xét nghiệm nước tiểu định kỳ và nhắc lại điều trị mỗi đợt 1 tháng.
3. Suy thận mạn: lá nhãn (đã chế biến) sắc uống ngày 40 g. Dùng liên tục, có thể nghỉ giữa các đợt 5-10 ngày. Đi xét nghiệm nước tiểu định kỳ.
Vũ Duy Tùng (Theo Y học cổ truyền Việt Nam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét