1.7.10

UNG THƯ GAN VÀ CÁCH CHỮA BỆNH.

Đại cương

Ung thư gan là một loại ung thư đường tiêu hóa thường gặp. Tỷ lệ phát bệnh
cao ở vùng Châu Á và Châu Phi, tuổi trung niên và nam giới thường mắc bệnh cao hơn
Đặc điểm lâm sàng là vùng gan đau, gan to, cứng, bề mặt gồ ghề kèm theo sốt
vàng da, rối loạn tiêu hóa và xuất huyết.

Ung thư gan theo y học cổ truyền thuộc phạm trù chứng ‘Hoàng Đản’, ‘Cổ Trướng’, ‘Trưng Hà’, ‘Tích Tụ’...

Ung thư thường phân ra 3 thời kỳ:
- Kỳ I: Không có triệu chứng ung thư rõ rệt, biểu hiện sớm nhất là rối loạn tiêu hóa.
- Kỳ II: nặng hơn kỳ I nhưng chưa có triệu chứng đặc trưng.
- Kỳ III: cơ thể suy kiệt rõ, vàng da, bụng nước, có di căn. Thực tế lâm sàng, ung thư gan kỳ I và II rất ít được phát hiện và trên 90% là ung thư kỳ III vì thế bệnh kéo dài thường chỉ độ 3-4 tháng.

Triệu Chứng
1- Đau vùng gan: đau vùng hạ sườn phải, thường gặp vào thời kỳ giữa và cuối, đau tức hoặc như dao đâm. Thường trên nửa số bệnh nhân có đau vùng gan, đau xuyên lên vai phải và lưng.
2. Bung trên đầy tức, xuất hiện sớm, thường kèm theo những triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhưng ít được chú ý, đến lúc muộn thì đã có nước bụng và cổ trướng.
3. Chán ăn là triệu chứng sớm nhất của bệnh nhưng ít được chú ý và dần dần xuất hiện buồn nôn, nôn, tiêu chảy nặng lên đã là giai đoạn cuối.
4. Những triệu chứng khác như mệt mỏi, sút cân, sốt và xuất huyết là nhúng triệu chứng của thời kỳ cuối mà tiên lượng đã rất xấu.
5. Gan to (khối u vùng bụng trên) trên 90% số bệnh nhân đến khám là gan to, cứng, mặt gồ ghề hoặc ấn đau.
6. Lách to thường kèm theo và là kết quả của xơ gan.
7. Cổ trướng là triệu chứng của thời kỳ cuối, nước bụng thường màu vàng cỏ úa hoặc màu đỏ (có máu), thuốc lợi tiểu thường không có hiệu quả.
8. Hoàng đản (vàng da) do tắc mật và do tế bào hủy hoại nặng dần lên, mạch sao, thường xuất hiện vào thời kỳ cuối biểu hiện của xơ gan.
Chẩn Đoán Và Phân Biệt Chẩn Đoán
Các triệu chứng lâm sàng trên đây được quan sát và thăm khám đầy đủ giúp chẩn đoán bệnh được chính xác.

- Các phương tiện chẩn đoán hiện đại:
1- Siêu âm ký có giá trị chẩn đoán cao và không hại cho người bệnh.
2. Sinh thiết tế bào gan, soi ổ bụng, mổ bụng thăm dò là các phương pháp có thể thực hiện để xác định chẩn đoán.
3. Xét nghiệm máu: nồng độ phosphataza kiềm tăng.
4. Bản đồ rà gan bằng đồng vị phóng xạ.
5. CT (computed tomography).
Cần phân biệt chẩn đoán với:
a. Áp xe gan: đau nhiều, sốt cao, bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao...
b. Xơ gan: thường gan không to nhiều hoặc nhỏ hơn...
c. Ung thư gan thứ phát do di căn: có các triệu chứng của các loại ung thư, cần hỏi kỹ tiền sử bệnh và khám kỹ để phân biệt.

Điều Trị

Phẫu trị là phương pháp tốt nhất hiện nay đối với ung thư gan nhưng cắt bỏ phần gan bêïnh lý phải là tổn thương còn khu trú, chưa có di căn. Cho nên trên thực tế những trường hợp ung thư gan có chỉ định phẫu thuật tốt rất hiếm, tỷ lệ tái phát rất cao. Đối với xạ trị thì các tổn thương bệnh lý của ung thư ít nhạy cảm với tia và độ chịu đựng tia của gan thấp. Hóa trị cũng chỉ cho kết quả rất tạm thời, cho nên ở Trung Quốc, trên 90% bệnh nhân dùng Đông y hoặc Đông Tây y kết hợp.

Đíều trị ung thư gan bằng Đông y có thể chia làm 2 loại: biện chứng luận trị và dùng bài thuốc kinh nghiệm.
Có thể căn cứ theo các thời kỳ ung thư để có phương pháp biện chứng luận trị như sau:
1-Đối với ung thư gan kỳ l:
Phẫu trị là chủ yếu, kết hợp dùng thuốc Đông y điều trị triệu chứng và ngăn chận tế bào ung thư phát triển.

Bài thuốc: Có thể dùng bài Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm.

Đan bì 9 gram Bạch linh 9 Trạch tả 9
Thục địa 24 Sơn thù 12 Hoài sơn 12


2. Đối với ung thư kỳ II:
Bệnh phát triển nhanh, phản ứng của cơ thể mạnh như gan to, cứng, nôn, tiêu chảy, sốt, ra mồ hôi... do can khí trệ, huyết ứ, can vị bất hòa.
Điều trị: Sơ can, lý khí, hoạt huyết, hóa ứ kiêm dưỡng âm, thanh nhiệt.
Bài thuốc: Dùng bài Sài hồ sơ can tán gia giảm:
SàI hồ 8 gram Bạch thược 12 Chỉ sác 8
Trích thảo 4 Xuyên khung 8 Hương phụ 8 Mẫu lệ 20
Sinh địa 16
Gia giảm: Sườn đau tức nhiều: Thêm Đan sâm, Tam lăng, Nga truật, Địa miết trùng để hoạt huyết, hóa ứ. Bụng đầy, táo bón, rêu vàng, mạch Hoạt thêm: Sinh đại hoàng 6g, Chỉ thực, Hậu phác.
Nhiệt độc thịnh, (sốt, miệng đắng, ra mồ hôi, bứt rứt, tiểu đỏ, mạch Huyền Sác thêm Đơn bì, Chi tử, Long đởm thảo, Thanh đại.
Khí trệ nặng (ngực sườn tức đau, đầy, rêu trắng, mạch Huyền) thêm Uất kim, Diên hồ sách, Thanh bì Trần bì, Mộc hương. Âm hư thêm Nữ trinh tử, Câu kỷ tử, Địa cốt bì...

3. Đối với ung thư kỳ III:
Triệu chứng: Cơ thể suy kiệt, gầy ốm, vàng da, cổ trướng, xuất huyết... Khí huyết đều suy tán thì khó trị.
Điều trị: Phù chính, khu tà, bổ khí âm kiêm hoạt huyết, chỉ huyết.
Bài thuốc: Dùng bài Lục vị địa hoàng hoàn gia vị:
Đan bì 9 gram Bạch linh 9 Trạch tả 9
Thục địa 24 Sơn thù 12 Hoài sơn 12 Miết giáp 16
Sinh Mẫu lệ 20 Trần bì 6 Nhân sâm 12

Gia giảm: Trường hợp âm hư nội nhiệt: Nhiêït thương huyết lạc gây huyết chứng như sốt thấp, người nóng âm ỉ, tiêu đỏ, nôn ra máu, tiêu có máu, lưỡi đỏ thẫm không rêu, mạch Hư, Tế, Sác, thêm Thanh hao, Quy bản, Miết giáp, Bạch mao căn, Trắc bá diệp (đốt thành than).
Trường hợp nhiệt độc thịnh (miệng lưỡi loét, miệng đắng, lưỡi khô, kết mạc mắt xung huyết, răng, lợi, mũi chảy máu, lưỡi đỏ, rêu vàng, nhớt, mạch
Huyền Hoạt Sác) thêm Long đởm thảo, Sơn chi, Hoàng cầm, Sinh địa, Xa tiền tử.
Nếu nôn, buồn nôn, chất lưỡi đỏ, sạm đen, ít rêu, khô, mạch Tế Sác, thêm Trúc nhự, Bán hạ, Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch. Lý nhiệt uất kết sinh vàng da, chất lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng nhớt, mạch Nhu, Sác thêm Nhân trần, Kim tiền thảo.
Trường hợp bụng căng, nhiều nước, thêm Trư linh, Xa tiền tử, Thương lục. Tỳ dương hư yếu gây ra tiêu chảy, thân lưỡi bệu, rêu mỏng, nhớt, mạch Trầm Trì thêm Bào can khương, Thảo khấu, sao Bạch truật, Ý dĩ nhân. Thận dương hư suy, cơ thể và chân tay lạnh, mạch Trầm Trì thêm Phụ tử, Quế nhục

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét