4.7.10

Một hướng nhìn mới về căn bệnh ung thư?

Tìm lại người 'tự vệ'

HIỀN VĂN
Tạp chí Tư vấn Tiêu dùng (Số 14 ngày 20/7/2006)

Tôi gặp DS Đào Kim Long vào buổi chiều ngày 1/7/2006. Ông mới lên phòng khám Hà Nội để điều trị bệnh theo lịch trình hàng tuần. Tù sáng tới giờ ông chưa nghỉ ngơi. Ai đến phòng khám cũng muốn được đích thân ông điều trị. Và tôi đã được tận mắt chứng kiến buổi khám bệnh của vị dược sĩ được rất nhiều người tin tưởng này.

Lúc này, phòng khám còn 4 bệnh nhân. Thầy Long (như những người bệnh vẫn gọi) đang điềi trị cho một bệnh nhân ung thư gan đã di căn sang phổi. Phim X-quang cho thấy phổi đã chuyển sang màu đen kịt. DS Long động viên người bệnh tiếp tục uống thuốc rồi mời con trai người bệnh ra sân nói chuyện. Tình trạng đã không còn cứu vãn được. Thuốc ông kê lúc này chỉ giúp bệnh nhân đỡ đau và kéo dài thêm chút thời gian ma thôi. Người con im lặng, dường như anh đã lường trước sự việc, và cũng hiểu cách chữa của thầy Long, luôn "thông báo thẳng với người bệnh và người nhà khả năng điều trị".

Người say mê cây thuốc

Năm 1966, sau khi tốt nghiệp Đại học Y dược Hà nội, DS Đào Kim Long được giữ lại trường làm giảng viên. Tuy gia đình có truyền thống về Đông dược nhưng ông vẫn quyết tâm theo Tây y để học hỏi thêm về cách chữa bệnh. Cũng chính trong thời gian này, thầy Long bắt đầu nghiên cứu về ung thư. Ông kể: "Hồi ấy, thầy Quyền (GS-TS Trương Công Quyền) và thầy Di (GS-TS Hồ Đắc Di), mà trực tiếp là GS-TS Đỗ Tất Lợi, Gs Vũ Văn Chuyên đã chỉ cho tôi phương hướng nghiên cứu. Các thầy nói, những loại thuốc viên của nước ngoài như kháng sinh, điển hình là Penixilin lấy từ vi nấm, thuốc trợ tim Neriolin tinh chế từ lá cây trúc đào, thuốc cảm cúm Aspirin tnh chế từ vỏ cây dương liễu, vậy thì thuốc chữa ung thư cũng có thể tìm được từ các loại nấm lớn, đặc biệt là nấm linh chi". Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không được như ý muốn. "Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng các loại nấm lớn, nhất là nấm linh chi chưa chắc đã điều trị được căn bệnh ung thư mà còn có thể gây hại đối với người bệnh". "Cũng phải kể lại chuyện ngày trước khi tôi đến với nghề thuốc," thầy Long tiếp, "tôi vẫn mơ hồ chưa biết mình đi theo hướng nào trong ngành thuốc. Đến một lần, tôi đọc được trong thư viện 6 tập sách Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GSTS Đỗ Tất Lợi, tôi mới nhìn thấy hướng đi cho mình. Lúc đấy, tôi phát hiện ra rằng, Đông y và Tây y có những quan điểm giống nhau. Người phương Tây cũng như phương Đông, đều xuất phát từ những bài thuốc dân gian để tìm ra những lọai thuốc mới. Tuy nhiên, phương Đông đi sau phương Tây về kỹ thuật".

Xuất thân từ một gia đình có truyền thống làm thuốc, thầy Long có đầy đủ điều kiện để tiếp xúc với các vị thuốc truyền thống Việt Nam. Ông mày mò nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những khả năng của các vị thuốc, cách điều chế, pha trộn chúng lại với nhau. Sau khi nghiên cứu nấm linh chi không có hiệu quả, ông chuyển sang những loại thuốc khác trong dân gian.
"Chị biết đấy, Việt Nam có 64 dân tộc, mỗi dân tộc lại có cách dùng thuốc khác nhau, rất phong phú và đa dạng. Rõ ràng là còn rất nhiều điều về
cây cỏ mà chúng ta chưa khám phá hết được".

Hướng nhìn mới về... ung thư

Trong câu chuyện, thầy Long có đặt ra một hướng nhìn mới về bệnh ung thư. "Chị thử nghĩ xem, vì sao lại có căn bệnh ung thư? Đó có phải là do yếu tố môi trường bên ngoài
thay đổi, tác động vào yếu tố nội môi (môi trường bên trong) của mỗi con người không? Đó có thể là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Vậy thì, chỉ cần làm sạch yếu tố nội môi, mọi bệnh tật sẽ bị đẩy lùi. Tôi tự gọi cách chữa của mình là "tìm lại người tự vệ", tức là xây dựng lại hệ thống miễn dịch. Đó là sức mạnh nguyên thủy nhất của cơ thể con người".

Năm 1992, thầy Long có đưa ra một giả thuyết mới về nguyên nhân gây bệnh ung thư, đó là "rối loạn chuyển hóa protein trong cơ thể". Khi đưa ra lý thuyết này, nhiều người, kể cả những giáo sư đầu ngành về u bướu cũng tỏ ra “khó mà tin tưởng”. Và lý thuyết truyền thống về điều trị căn bệnh là “triệt hạ” khối u. “Các thầy tôi khi nghe trình bày về lý thuyết mới có vẻ chưa tin tưởng nhưng vẫn khuyến khích tôi nghiên cứu tiếp. Ứng dụng điều này trong điều trị, tôi tìm ra hướng đi mới cho mình”.

Trong lý thuyết “ung thư là do rối loạn chuyển hóa protein mà thành”, thầy Long có đặt ra vấn đề, các khối u chính là hậu quả của bệnh. Tuy nhiên, khối ung thư lại có một vai trò nhất định để duy trì sự sống. “Một khi quá trình chuyển hóa protein bị rối loạn, thân nhiệt đột ngột tăng cao bắt buộc cơ thể phát sinh ra những khối u để dung nạp năng lượng dư thừa. Nếu một vẫn chưa đủ sẽ xuất hiện cái thứ hai, thứ ba, thậm chí đến cái thứ 100. Chúng mọc khắp người. Như vậy những khối u đó vừa là hậu quả của con bệnh, một mặt vừa là bệnh, mặt khác lại đóng vai trò tạm thời giúp cơ thể tự vệ, chống lại con bệnh. Vì nếu không có những khối u dung nạp năng lượng dư thừa trong quá trình đốt cháy khốc liệt như thế, cơ thể sẽ suy sụp nhanh chóng và chết vì sốt cao. Do vậy phải tôn trọng và không nên tiêu diệt chúng. Và muốn chữa tận gốc ung thư nhất thiết phải lập lại trạng thái cân bằng trong chuyển hóa protein”, ông khẳng định. “Ví dụ như trường hợp chị Lan Anh, vợ anh Phan Văn Hòa nổi tiếng với trang web www.ungthu.net. Thực tế, chị Lan Anh đâu có chết vì căn bệnh ung thư mà chết vì bệnh viêm phổi cấp sau khi hóa trị hết khối ung thư. Anh Hòa có đến tìm tôi nhưng lúc đó quá muộn rồi và lúc đấy tôi không được khám trực tiếp nên… không thể kê đơn dù biết như thế là phụ tấm lòng của bệnh nhân”.

Từ quan điểm về “cân bằng lại quá trình chuyển hóa protein”, ông xây dựng phương pháp điều trị bằng thuốc nam, “những vị thuốc quanh ta”. Ông có kể về trường hợp bệnh nhân đầu tiên được ông dùng lá cái và cây núc nắc (loài cây thường trồng ở quê ông) và một số cây lá khác để chữa trị vào 20 năm trước. Người thanh niên này rất khỏe mạnh, đột nhiên sốt cao, hạch nổi khắp người. Lên khám tại bệnh viện K. Hà nội, các bác sĩ khẳng định cậu bị ung thư vòm họng nhưng do không có tiền nên gia đình đưa cậu về nhờ “ông lang” Long cứu giúp. Cắt thuốc cho cậu uống, chỉ mấy tháng sau khối u biến mất. “Bây giờ, cậu thanh niên ấy vẫn làm thợ nề ở làng tôi”. Ông còn kể nhiều về những bệnh nhân được ông điều trị khỏi.

Trước khi về, tôi có hỏi ông một câu: “Phải chăng ông cho rằng Đông y hơn Tây y?”
“Không, tôi không nói vậy, bởi tôi cũng là một dược sĩ, đã từng học nhiều về Tây y. Cách điều trị của tôi là sự kết hợp giữa Đông và Tây y. Có những sự cố Tây y giải quyết tốt hơn, thí dụ như phẫu thuật cắt ruột thừa. Ngược lại, có những sự cố Đông y làm tốt hơn như cảm gió, cảm nắng,… Cũng có không ít loại bệnh nhất thiết phải kết hợp cả hai mới có thể đạt hiệu quả tối ưu như ung thư tủy xương cần phải có sự trợ giúp của Tây y như xét nghiệm, truyền máu thì Đông y mới điều trị tốt được. Với các trường hợp di chứng sau tai biến não như liệt tứ chi, rối loạn thần kinh thực vật… Tây y lại cần sự trợ giúp đắc lực của Đông y trong giai đọan phục hồi chức năng bằng châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, uống thuốc nam…” Theo ông, cho đến hiện nay, cả Đông y và Tây y mới chỉ khám phá được một phần rất nhỏ về tự nhiên và mỗi bên chỉ có được 50% y thuật của thế giới. Chỉ có sự kết hợp chặt chẽ của cả hai nền y học mới tạo ra được bước đột phá mới trong điều trị bệnh, đặc biệt là những căn bệnh nan y.

Dược sĩ ĐÀO KIM LONG
• Làng Nhân Vịnh, xã Dị Sứ (Mỹ Hào, Hưng Yên)
• Số 1 Ngõ 409/7 đường An Dương Vương (Tây Hồ) Hà Nội
Tel: 0321-944594 – 0983 611220

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét