19.7.10

Việt Nam hiện có khoảng 6 triệu người bị suy thận mạn.

Theo thông tin đưa ra tại hội nghị “Thận nhân tạo và chất lượng trong lọc máu” diễn ra Tp HCM năm 2009 Việt Nam hiện có khoảng 6 triệu người bị suy thận mạn, tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng. Suy thận mạn (Chronic kidney disease - CKD) là hội chứng thận mất chức năng dần dần và ngày càng nặng theo thời gian.


        Quá trình suy thận diễn tiến kéo dài, âm ỉ và được chia thành 5 giai đoạn: giai đoạn 1 thận bị tổn thương, mức lọc cầu thận (GFR) bình thường hoặc tăng nhẹ đến giai đoạn 5 là nặng nhất (GFR<15ml/phút), ở giai đoạn này, bệnh nhân phải được chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Triệu chứng của suy thận xuất hiện khi chức năng thận còn lại 1/10 so với mức bình thường, do đó phát hiện sớm suy thận có ý nghĩa lớn trong việc phòng ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Bệnh có một số triệu chứng như: sưng phù (chân, quanh mắt), mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu, tăng huyết áp. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như 40% do đái tháo đường, 30% do tăng huyết áp, 10% do viêm cầu thận, còn lại là một số nguyên nhân khác như: sỏi thận, lupus ban đỏ, thận bẩm sinh, suy tim và cũng có thể là hậu quả của việc dùng lâu dài thuốc gây độc tính cao với thận (một số nhóm thuốc chống viêm, kháng sinh)
Khi suy thận tiến triển sang giai đoạn cuối, người bệnh phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống, điều này gây tổn hại về sức khỏe, kiệt quệ về kinh tế gia đình và xã hội. Vì vậy, Hội Thận học Thế giới đã lấy ngày thứ 5-tuần 2 của tháng 3 hàng năm là “Ngày thế giới về thận”. Bất kỳ phương pháp nào giúp bảo vệ và cải thiện chức năng thận, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhẹ nhu cầu chạy thận luôn là mong đợi của bệnh nhân và gia đình.
       

Sưu tầm .    Nguồn    http://vietnamnet.vn/ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét